Chia sẻ bí quyết cách để chạy bộ nhanh mà không mệt

Mục lục 

  1. Làm thế nào để chạy nhanh và cách chạy bộ không mệt?
    1. Điều tiết hơi thở và hít thở sâu
    2. Tư thế chạy nhanh mà không mệt
  2. Thời gian chạy bộ khi nào là tốt nhất
  3. Làm thế nào để chạy nhanh và cách chạy bộ không mệt?

  1. Điều tiết hơi thở và hít thở sâu

Những người mới bắt đầu chạy bộ cần lưu ý đến việc khởi động kĩ trước khi chạy bộ và tập điều tiết hơi thể để chạy bộ nhanh mà không mệt. Nếu bạn khởi động với một quãng đường 1km trong vòng 20, và cảm thấy rất mệt mỏi. Có thể nguyên nhân chủ yếu đến từ việc điều tiết hơi thở. Việc hít thở không sâu khi đang luyện tập sẽ làm cho cơ thể thiếu oxy, não không đủ oxy để hoạt động và vận chuyển máu đến các cơ, gây ra tình trạng mệt mỏi. Chính vì thể, điều tiết hơi thở, hít thở sâu và giữ lâu ở khoang bụng là cách để chạy nhanh và chạy bộ không mệt đối với người bắt đầu.

  1. Tư thế chạy nhanh mà không mệt

Chạy bộ nhanh mà không mệt và đem lại hiệu quả là sự kết hợp giữa ba yếu tố: tốc độ, sức mạnh và kĩ thuật (tư thế chạy). Tư thế chạy không đúng khi thực hiện chạy bộ sẽ dẫn đến hiện tượng căng cơ, hoặc thậm chí dẫn đến chấn thương. Ngoài ra, tư thế chạy bộ không đúng cách còn làm bạn nhanh mệt hơn và làm bạn nản chí, từ bỏ sự luyện tập vì quá mệt mỏi.

Tư thế  được các huấn luyện viên và bác sỹ khuyên là: Đầu phải ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, tập trung về phía trước. Khuỷu tay thu gọn, đánh tay về phía trước, sát cơ thể. Không đánh tay theo hướng ngang ở bụng. Đầu gối gập tự nhiên không nhấc quá cao, đồng thời cộng sống giữ ổn định theo trục đường thẳng, trọng tâm hơi ngả về phía trước. Sải chân chạy không được quá dài, chân đáp gót  dễ tăng khả năng chấn thương nên đáp bằng một nửa chân, phần phía trước của bàn chân để hạn chế nguy cơ chấn thương.

  1. Thời gian chạy bộ khi nào là tốt nhất

  • Thời điểm chạy bộ hiệu quả nhất rơi vào khoảng từ 4 giờ đến 5 giờ chiều. Bạn nên bắt đầu từ thời điểm này đến 7 giờ tối. Đối với trẻ đang trong giai đoạn phát triển, có thể chạy bộ vào buổi sáng 5-6h, đồng thời kết hợp với bơi lội hoặc bóng rổ để phát triển chiều cao và độ to của xương.
  • Buổi chiều được xem là thời điểm thích hợp vì lúc này nhiệt độ cơ thể đang ở mức cao nhất. Tại thời điểm này, bạn sẽ nhận được hiệu quả tốt nhất, kèm theo đó là chạy nhanh mà không mệt. Thêm vào đó, chức năng của phổi hoạt động tốt hơn 7% vào buổi chiều so với các thời điểm khác trong ngày. Chính vì thế, chạy bộ vào buổi chiều không chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất mà còn là khoảng thời gian tốt để bạn tập điều tiết hơi thể để chạy bộ nhanh mà không mệt và hạn chế chấn thương.
  • Khi tập chạy bộ nên đi giày chạy bộ nhẹ từ các thương hiệu nổi tiếng, đế êm, mặc quần áo với chất liệu  thông thoáng, thoát mồ hồi. Nên bổ sung đầy đủ nước trong khi chạy. Và đặc biệt phải khởi động kỹ trước khi chạy để tránh các chấn thương xương khớp và mắt cá chân.
  • Không nên tập quá sức, nên bắt đầu từ từ để cơ thể dần thích ứng. Nên tập luyện nghiêm túc và đều đặn.
  • Không nên chạy quá nhanh khi bắt đầu sẽ khiến cơ thể thoát và mất nhiều nước dẫn tới nhanh mệt.
  • Thời gian chạy lý tưởng có thể kéo dài khoảng 1 tiếng.
  • Trước khi chạy không nên ăn quá no. Khoảng 30 phút trước khi chạy có thể ăn nhẹ các loại rau và hoa quả.
  • Không nên đánh tay quá mạnh, khiến việc di chuyển trở nên nặng nề và nhanh xuống sức. Hiệu quả không cao.

 

Trên đây là những cách để chạy nhanh mà không mệt, nếu sau khi đọc xong, bạn cảm thấy hay và hữu ích, hãy chia sẻ với bạn bè và người thân nhé 

Hướng dẫn Đăng kí giải UEB Marathon

5 bài tập không cần tạ vẫn tăng cơ tốt...

Lý do phổ biến nhất khiến nhiều người nói không với việc luyện tập là thiếu thời gian. Nếu bạn là một người thường xuyên phải đi công tác, có nhiều công việc hoặc nghĩa vụ gia đình, hoặc chỉ đơn giản là không muốn dành thời gian trong phòng tập gym - những bài tập này sẽ dành cho bạn.

9 lời khuyên chăm sóc làn da sau khi tập...

Luyện tập thể dục là một điều tốt, không bàn cãi. Tuy nhiên, việc không có nhận thức rõ ràng về những hiểm họa sức khỏe ngay sau khi tập luyện trong môi trường ẩm ướt mồ hôi và vi khuẩn mang lại nhiều nguy cơ gây nên bệnh da liễu! Theo bác sĩ da liễu Adam Geyer, chính vi khuẩn Propionibacterium acnes (hay P-Acnes), một loạt vi khuẩn có khả năng phát triển cực mạnh trong môi trường ẩm ướt, là nguyên nhân đứng đằng sau tình trạng mụn trứng cá tràn lan. ”Chúng ta càng vận động nhiều, cơ thể sẽ tiết ra càng nhiều mồ hôi. Điều này vô tình biến chúng ta trở thành ‘bữa tiệc thịnh soạn’ cho loài vi khuẩn này,” bác sĩ chia sẻ. ”Những người tập thể dục nhiều cũng thường thấy sự gia tăng những đốm mụn ở phần ngực, lưng và mặt”. Việc tập thể dục sẽ khiến nồng độ testosterone trong cơ thể tăng lên, dẫn đến tuyến nhờn trong cơ thể sẽ tiết ra nhiều dầu nhờn hơn nữa. Điều này khiến cơ thể bạn càng ẩm ướt hơn, từ đó P-acnes cũng dễ sinh sôi hơn nữa. ”Đây là một vòng lặp không hồi kết.” Vấn đề còn phức tạp hơn nữa khi không chỉ mụn nhọt, viêm nang lông cũng là một trong những bệnh thường gặp. Ngoài việc trông chẳng mấy tuyệt vời, viêm nang lông có thể dẫn đến tình trạng nhọt, lở loét và các bệnh nhiễm trùng da khác. Nếu gặp phải các trường hợp như mụn trứng cá hay viêm nang lông, bác sỹ Geyer khuyên bạn nên sử dụng benzoyl peroxide (có trong sữa rửa mặt hoặc các loạt kem bôi đặc trị) để giúp làm khô lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, đừng để tình trạng da liễu diễn ra rồi mới đi tìm cách điều trị. Dưới đây là 9 lời khuyên hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc làn da sau khi luyện tập mà các chuyên gia mang đến cho bạn đọc. Hi vọng, bên cạnh một thân hình khỏe khoắn, săn chắc, các chàng trai, cô gái cũng có thể giữ cho mình một làn da mịn màng, căng tràn sức sống.